Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Vì sao ngành đường sắt luôn cần trợ cấp từ Chính phủ?

Hình ảnh
2/3 vận tải hành khách bằng đường sắt ở châu Âu được thực hiện theo các loại hợp đồng Nghĩa vụ Dịch vụ Công. Không bù đắp được chi phí hoạt động là tình trạng chung của ngành đường sắt trên thế giới. Nhưng Chính phủ có lý do để đầu tư xây dựng và trợ cấp cho ngành đường sắt. Chính phủ luôn phải trợ cấp cho ngành đường sắt Cách đây 30 thập kỷ (năm 1987), hãng đường sắt quốc gia Nhật Bản được chia tách và tư nhân hóa thành 7 công ty vì lợi nhuận. Trong đó, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản trở thành doanh nghiệp không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ Chính phủ. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đường sắt trên thế giới đều có thể tồn tại như vậy. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí hoạt động vẫn là hiện hiển trên khắp thế giới. Thống kê của Ủy ban Châu Âu cho thấy, mỗi km, Chính phủ các nước Châu Âu phải trợ cấp 5-10 EUR/đoàn tàu/km, tương đường một nửa doanh thu bán vé. Các khoản trợ cấp được công khai trong hợp đồng Nghĩa vụ Dịch vụ Công (Public Service Obligation – PSO).

Vì sao Chỉ số Công khai Ngân sách của Việt Nam đạt thấp nhưng vẫn là “đỉnh cao về minh bạch”?

Hình ảnh
15/100 điểm là kết quả của cuộc khảo sát công khai ngân sách các năm tài khóa tính đến trước 31/12/2016. Đại diện của IBP cũng cho rằng, Việt Nam có thể tăng tới 60 điểm nếu bắt đầu thực hiện nghiêm các quy định trong Luật Ngân sách nhà nước 2015. Với mức điểm đó, VN hoàn toàn nằm trong nhóm nhóm nước đạt điểm Đầy đủ (trên 61 điểm) và là đỉnh cao về minh bạch. Việt Nam đã mất những điểm số gì? Xếp hạng Chỉ số Công khai ngân sách (OBI) Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 15/100 và thuộc vào nhóm Ít công khai nhất (0-20/100 điểm). Số điểm này giảm nhẹ so với kết quả năm 2015, và tiếp tục xu hướng giảm sau giai đoạn (2006-2012) liên tiếp tăng điểm. Đánh giá xếp hạng của OBI dựa trên 3 trụ cột: Mức độ minh bạch, Sự tham gia của công chúng, Giám sát ngân sách. Trong đó, Việt Nam đã mất nhiều điểm ở trụ cột 1 và 2. Về mức độ minh bạch, Việt Nam đạt 15 điểm trong khảo sát năm 2017, giảm 3 điểm so với năm 2015. Theo Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP), có 5 nguyên nhân dẫn đế