Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2015

Kinh ngạc với quy mô nền kinh tế ngầm của Ukraine

Ukraine sở hữu một trong những nền kinh tế ngầm lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 47% GDP Quý I 2015. Leonid không có vẻ gì là dân buôn tiền ở chợ đen mà mọi người thường hình dung. Anh ta vẫn còn trẻ, vẻ ngoài cao ráo rắn chắc với khôn mặt đẹp trai khoác lên mình bộ cánh thời thượng. Anh chọn một quán café cao cấp phục vụ cho cả khách nước ngoài làm địa điểm cho buổi gặp mặt. Leonid gọi một tách trà mật ong, rồi bắt đầu nói với giọng điệu chậm rãi. “Chợ đen ở  Ukraine  không hẳn là đen lắm. Chỉ là cái cách mọi thứ ở đây không rõ ràng.” “Chúng tôi từng tặng “quà” cho bác sĩ mỗi khi đi. Giá trị hiện tại mỗi món quà là 200 hriyvna (9 USD). Hoặc cũng có thể là một tuần mua sắm ở khu siêu thị rẻ hơn ở Kiev. 4 năm trước, Leonid vẫn làm việc trong nhiều ngân hàng khác nhau cho đến khi bị sa thải do nền  kinh tế Ukraine  xuống cấp nhanh chóng. Sau đó anh chuyển sang nghề đổi tiền với hy vọng thu hút khách hàng bởi mức tỷ giá hấp dẫn hơn các ngân hàng. Hiện nay số tiền anh giao dị

Đâu là quốc gia khốn khổ nhất thế giới?

Hình ảnh
Tạp chí Business Insider hằng năm tổng kết các quốc gia khốn khổ nhất thế giới, dựa trên số liệu thống kê từ CIA World Factbook. Chỉ số càng cao thì quốc gia càng khốn khổ. Chẳng gì khổ hơn khi bị mất việc trong khi chi phí sinh hoạt lại tăng vùn vụt. Đó là nhận xét rút ra từ chỉ số khốn khổ mà nhà kinh tế học Arthur Okun đã xây dựng dựa trên  tỷ lệ thất nghiệp  và tỷ lệ lạm phát. Trong khi có nhiều chỉ trích cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến hạnh phúc nhiều hơn  lạm phát  (tức sự gia tăng giá cả tiêu dùng), thì vẫn có nhiều quan điểm ủng hộ Arthur Okun. Tạp chí Business Insider hằng năm tổng kết các quốc gia khốn khổ nhất thế giới, dựa trên số liệu thống kê từ CIA World Factbook. Chỉ số càng cao thì quốc gia càng khốn khổ. Sau đây là danh sách 18 quốc gia khốn khổ nhất thế giới xếp theo chỉ số khốn khổ. 18. Tunisia Chỉ số khốn khổ: 20. 1% Tỷ lệ lạm phát: 4.9% Tỷ lệ thất nghiệp : 15.2% Tunisia đã từng được mệnh danh là tấm gương thành công tại châu Phi

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu tác động như thế nào đến giá dầu?

Dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khối OPEC vốn đang lung lay. Trải qua 40 năm, lệnh cấm  xuất khẩu  dầu thô cũng đến hồi kết thúc. Tuy trong ngắn hạn nó ít tác động đến ngành dầu mỏ Mỹ, nhưng về lâu về dài việc hủy bỏ lệnh cấm có tác động đến ngành sản xuất đá phiến và đem sức mạnh đến cho Hoa Kỳ trong cuộc chiến năng lượng toàn cầu. Thời gian gần đây, sản lượng dầu mỏ sản xuất tại Mỹ đạt 9,2 triệu thùng / ngày. Trong đó, một nửa là từ khai thác dầu đá phiến. Nhưng, Mỹ cũng nhập khẩu 7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Với tình hình thế giới ngập trong  dầu thô  như hiện nay thì nhu cầu đối với dầu xuất khẩu từ Mỹ không nhiều. Tuy nhiên, dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khối  OPEC  vốn đang lung lay. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã cho phép nguồn lực thị trường định giá dầu từ năm ngoái, từ bỏ chính sách thao

Lựa chọn duy nhất của Trung Quốc

Theo Stephen Roach – chuyên viên cấp cao thuộc ĐH Yale, đồng thời là cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á nhận định “Nâng cao năng suất và cải cách trọng cung là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc nếu muốn tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình mà hầu hết quốc gia đang phát triển đều vấp phải.” Chuyên gia kinh tế đến từ Societe Generale nhận định: “Cải cách trọng cung nổi lên trở thành khẩu hiện hàng đầu trong các cuộc đàm luận của giới làm chính sách  Trung Quốc .” Trong những ngày tháng 10, giới chức Trung Quốc đã có buổi họp kín tại Bắc Kinh bàn về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm tới. Tại đây, một bước chuyển mình lớn trong chính sách của Trung Quốc được ra đời. Các nhà hoạch định chính sách tổng kết lại rằng nỗ lực kích cầu trong suốt một năm qua với lãi chính sách cắt giảm lãi suất và chi tiêu tài khóa mở rộng đã ít nhiều thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, mục tiêu duy trì tốc độ phát triển ở mức thấp nhất là 6,5% cho đến năm 2020 của Chủ tịch Tập Cận Bình có nguy cơ đổ vỡ.

Kỷ nguyên lãi suất thấp vẫn chưa chấm dứt dù Fed tăng lãi suất

Hình ảnh
Thời đại của chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn chưa khép lại tại những nền kinh tế chính trên thế giới. Ngay cả sau khi  Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố nâng khoảng mục tiêu cho lãi suất liên bang lên 0,25% - 0,5%, con số này vẫn thấp hơn mức bình quân 2% của giai đoạn kể từ năm 2000 đến nay và mức 3,2% của giai đoạn 2000-2007. Điều đó đồng nghĩa với cho đến cuối năm 2016 mức  lãi suất  trung bình của 8 quốc gia phát triển và khu vực đồng euro mà ngân hàng JPMorgan theo dõi vẫn chỉ ở mức 0,36%, thấp hơn 3 điểm phần trăm so với mức lãi suất bình quân giai đoạn 2005 – 2007. Thậm chí theo tính toán của JPMorgan, nếu từ nay trở đi trung bình  Fed  nâng lãi suất tham chiếu lên 1,5% mỗi năm, lãi suất cho các nền kinh tế công nghiệp trọng điểm sẽ vẫn dưới chuẩn 1% do NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) không nâng lãi suất. Mức lãi suất trung bình của các nền kinh tế phát triển Theo như lời của Thống đốc NHTW Anh, lãi suất thấp là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thế g

Thị trường đâu chỉ có mình Fed...

Trong khi con mắt đang đổ dồn về cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed thì bất ổn đang bao trùm châu Âu, căng thẳng leo thang ở châu Á. Khoảng 1 năm trở lại đây,  Fed  luôn là chủ đề nóng bỏng trong các thảo luận của giới tài chính. Vì một khi Fed quyết định tăng  lãi suất  dù chỉ là 25 điểm cơ bản, dòng tiền nhàn rỗi trên thị trường sẽ đổ dồn về Mỹ để hưởng mức lãi suất cao. Và sau đó thì chưa ai có thể đoán trước Fed sẽ hành động như thế nào. Giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất 7 năm cũng là sự kiện ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, bất chấp sự thực là mức giảm 44% trong 1 năm qua thực sự đã giúp đẩy tăng sức mua. Thậm chí một số chuyên gia phân tích cho rằng đó là "món quà lớn" dành cho Saudi Arabia và Nga - những nước có chi phí sản xuất dầu chỉ ở mức rất thấp và do đó giá dầu thấp sẽ giúp họ đánh bật các đối thủ ra khỏi thị trường. Những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Ví dụ, nhu cầu về các tài sản có tỷ s

Kinh tế đi vào ổn định, Trung Quốc dỡ bỏ rào cản cuối cùng cho Fed?

Trung Quốc vừa công bố một loạt những số liệu mới thể hiện sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giúp loại bỏ một trong những rào cản có thể ngăn cản Fed tăng lãi suất trong cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 15 – 16/12 sắp tới. Theo tính toán của Bloomberg, GDP của Trung Quốc ước tính đã tăng trưởng 6,85% trong tháng 11 – con số khả quan nhất kể từ tháng 6. Trước đó, một loạt các báo cáo được công bố hôm 12/12 cho thấy sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều tăng trưởng vượt dự đoán. Những cỗ máy tăng trưởng truyền thống bất ngờ khỏe mạnh cùng với sự tích cực của những nhân tố mới trong nền kinh tế Trung Quốc đang dọn đường cho Mỹ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ 2006. Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất  xuống mức thấp kỷ lục đồng thời nới lỏng chính sách tài khóa, tăng chi cho đòn bẩy tài chính, dù hiện mức đòn bẩy đã lên cao kỷ lục và ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong dài hạn. Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc UBS

Phá giá nhân dân tệ còn nguy hiểm hơn là Fed nâng lãi suất

Hình ảnh
Sự kiện đồng nhân dân tệ giảm giá xuống mức thấp nhất 5 năm đã ít nhiều khiến thị trường tài chính đã rung lắc nhẹ. Nếu đồng tiền này tiếp tục giảm giá sâu hơn nữa, giới phân tích cho rằng “động đất” cũng có thể xảy ra. Thế giới đã có một năm để chuẩn bị cho quyết định nâng  lãi suất  sắp tới của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed ) . Các thị trường mới nổi vốn đang phải trải qua một cơn sốc về USD. “Đồng bạc xanh” đã tăng giá tới 20% kể từ tháng 7/2014, khi Fed phát đi những tín hiệu đầu tiên về động thái nâng lãi suất lần đầu tiên trong 9 năm. Thanh khoản USD bị siết chặt là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất trên toàn cầu suy yếu và các đồng tiền trên thị trường mới nổi sụp đổ vào đầu năm nay. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi mà Trung Quốc hạn chế bơm tiền ồ ạt vào thị trường cũng như mở rộng tài khóa vì nước này đang trong nỗ lực “hãm phanh” tăng trưởng tín dụng. Đêm dài lắm mộng. Một số quốc gia như Ấn Độ và Mexico đã thúc giục Fed đẩy nhanh tiến trình ra

Áp lực nào cho Nhân dân tệ sau khi vào giỏ SDR

Hình ảnh
  Kể từ đầu năm nay, việc di chuyển qua kênh đào Suez thuận tiện hơn trước nhờ công tác mở rộng kênh đào. Nhưng sau khi IMF quyết định đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ   SDR , lệ phí quá cảnh đã trở thành mối bận tâm lớn đối với các hãng vận tải vì lệ phí đi qua đây được tính bằng SDR. Nếu rất nhiều hàng hóa và dịch vụ được định giá bằng SDR, quyết định mới đây của IMF sẽ buộc các công ty trên toàn cầu mua vào tài sản bằng  nhân dân tệ  sớm nhất có thể để quản lý rủi ro và khiến đồng nhân dân tệ tăng giá đáng kể. Nhưng phí quá cảnh qua kênh Suez là trường hợp hiếm hoi. Có rất ít hàng hóa và dịch vụ được tính bằng SDR. Phê chuẩn của IMF chủ yếu đưa đồng nhân dân tệ gia nhập vào nhóm đồng tiền “thượng lưu” hơn là thiết lập một lượng cầu nhân dân tệ ồ ạt. Thậm chí quyết định này còn có thể mở đường cho đồng nhân dân tệ mất giá. Lý do là vì sau khi vào giỏ SDR, giống như NHTW các nước phát triển khác, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ buộc phải để thị trường định giá đồng nội tệ