Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2016

Công cụ điều chỉnh lãi suất của Fed từ sau khủng hoảng tài chính đến nay

Về cơ bản, sau khủng hoảng tài chính 2008 cho đến quyết định tăng lãi suất đầu tiên sau 6 năm giữ mức lãi suất ở gần 0% trong năm 2015, Fed sử dụng 3 công cụ chính để thi hành chính sách điều chỉnh lãi suất. 1.1.2.1            Nghiệp vụ thị trường mở: Fed mua vào (bán ra) trái phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp nhằm tác động vào cơ số tiền, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường theo ba cơ chế. Thứ nhất , Fed mua vào trái phiếu trên thị trường thứ cấp sẽ ngay lập tức làm tăng dự trữ của các NHTM phát hành trái phiếu, dẫn đến làm tăng lượng tiền cung ứng, tăng khả năng cho vay và cung cấp tín dụng, giảm lãi suất cho vay thương mại. Thứ hai , khi vốn khả dụng của NHTM mại tăng lên do tác động của nghiệp vụ thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường liên ngân hàng tăng. Do đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm. Thứ ba , nghiệp vụ thị trường mở ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc. Khi Fed bán ra trái phiếu, làm cung trái phiếu tăng, dẫn đến giá trái p

Sự thật giản đơn về chứng khoán Trung Quốc

Hình ảnh
Những quy định vụng về không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho thị trường đại lục rủi ro đến vậy. “Thật điên khùng”. Đó là câu nói thốt ra từ Chen Gang - giám đốc đầu tư của quỹ Shanghai Heqi Tongyi tại sàn giao dịch hôm 7/1 - ngày mà một phiên giao dịch chỉ kéo dài trong 29 phút và sau đó bị đóng cửa bởi cơ chế tự ngắt (circuit breakers). Vị giám đốc đã bán hết  cổ phiếu vào cái thời khắc cánh cửa thoát hiểm đóng lại. Từ ngày ra đời, cơ chế này bị cho là nguyên nhân lớn nhất gây hỗn loạn trên thị trường. Tuy nhiên, tập trung quá nhiều vào cơ chế tự ngắt sẽ khiến người ta quên mất một nguồn rủi ro đáng sợ khác: đầu cơ. Trung bình các cổ phiếu trên sàn giao dịch đại lục đang được giao dịch ở mức P/E = 57 – gấp đôi một số thị trường lớn trên thế giới. Bất chấp sự bất ổn của đồng nhân dân tệ và lo ngại về nền kinh tế giảm tốc, một số công ty tiêu biểu của  Trung Quốc  vẫn đang được giới đầu tư nhìn nhận là có tiềm năng phát triển tới tầm đâu đó giữa Facebook và Google.

Châu Á không sợ giá dầu giảm

Hình ảnh
Ở châu Á, các nhà máy lọc dầu và công ty phân phối chiếm thị phần lớn hơn là các công ty thăm dò và khai thác Nếu bạn thót tim khi nghe tin  giá dầu  thô WTI chạm đáy mốc đáy 12 năm và rơi xuống dưới 30 USD/thùng, hãy để tâm đến những nhà sản xuất dầu ở  châu Á . Bốn ngày qua, giá dầu tại Dubai rớt thê thảm, thậm chí còn dưới đáy dầu thế giới.  Liệu đó là tin dữ cho các nhà sản xuất dầu châu Á? Trên thực tế câu trả lời lại hoàn toàn ngược lại. Khu vực châu Á đang thiếu dầu trầm trọng. Theo xếp hạng của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ là 4 trong 5 nhà nhập khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu nhiều nhất thế giới. Chỉ tính riêng Singapore cũng nhập khẩu dầu nhiều hơn Italy. Vì lợi ích của các công ty chế biến dầu mỏ là khác nhau, do đó giá dầu giảm là tin xấu cho các công ty thăm dò và khai thác dầu thô nhưng lại là món hời đối với nhà máy lọc dầu. Nhìn vào cơ cấu hoạt động của các ông lớn trong ngành như Exxon Mobil, Shell và Total. Các đạ

Sự thật đau đớn đằng sau mức lãi suất âm mà Nhật Bản mong đợi

Trên lý thuyết, lãi suất âm không có rủi ro. Tuy nhiên chúng đang che đậy một thực tế trái lại hoàn toàn. Lãi suất âm có lợi cho chính phủ tuy nhiên lại gây ra áp lực tài chính cho thị trường. Reiko Tokukatsu là tác giả của cuốn sách bán chạy viết về những thất bại của  Nhật Bản  đối với chính sách lãi suất âm. Cuốn sách vừa mới xuất bản thực sự là một thách thức đối với chính sách đang được nhiều NHTW của các nước phát triển trên toàn thế giới áp dụng. Tokukatsu – người đồng thời cũng là chiến lược gia tại ngân hàng BNP Paribas chi nhánh Tokyo – cho rằng lợi suất trái phiếu ở mức thấp hơn lạm phát đang khiến gánh nặng nợ dồn lên vai thế hệ tương lai trong khi để cho các công ty “xác sống”  (Zombie Company) có cơ hội tồn tại. Điều đó mâu thuẫn với mục tiêu ban đầu là phục hồi nền kinh tế mà NHTW Nhật Bản đã đưa ra khi áp dụng cơ chế  lãi suất âm . Theo ông, Chính phủ mới là đối tượng chủ yếu được lợi từ chính sách tiền tệ nới lỏng bởi chi phí lãi vay và gánh nặng nợ công giảm

Hãy để tâm những nỗi sợ của thị trường!

Vì thị trường sẽ ngay lập tức phản ánh những kỳ vọng về tương lai và là tổng hợp góc nhìn của tất cả các thành phần tham gia, nó thường cung cấp những cảnh báo rất có giá trị khi các điều kiện trên thị trường thay đổi. Theo lẽ thường, vào cuối năm các  thị trường  thường có nhiều biến động nhưng sẽ ổn định trở lại vào đầu năm sau. Nhưng không phải đầu năm nay. Hôm 8/1, TTCK Mỹ và châu Âu kết thúc một tuần tồi tệ bằng một loạt mã cổ phiếu giảm điểm bất chấp những báo cáo tăng trưởng việc làm tích cực tại Mỹ. Đồng nhân dân tệ giảm giá khiến cho TTCK sụt giảm trầm trọng. Mặc bối cảnh căng thẳng Ả-rập Xê-út và Iran leo thang, giá dầu vẫn lao dốc. Những điều này làm nảy sinh hai câu hỏi lớn. Thứ nhất, các chuyên gia dự báo và các nhà hoạch định chính sách nên phụ thuộc bao nhiêu vào diễn biến trên các thị trường đầu cơ để dự báo về triển vọng trong tương lai? Thứ hai, làm sao để được cảnh báo về viễn cảnh suy thoái toàn cầu? Cựu Bộ trưởng tài chính Robert Rubin đã đúng khi thường xu

Thị trường 2016: Khi tất cả đều là tin xấu

Thị trường tài chính thế giới chào đón năm mới bằng những nỗi lo cũ: Trung Quốc, Fed, tăng trưởng kinh tế. Ngoại trừ một điểm mới là thay vì từng sự kiện đơn lẻ, chúng rủ nhau đến cùng một lúc. Đối với chứng khoán Mỹ đó là khởi đầu năm mới tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính, trong khi đó mức độ biến động của thị trường châu Âu tăng lên mức cao nhất trong thập kỷ. Từ sự kiện  Trung Quốc  liên tiếp giảm giá đồng nhân dân tệ cho đến giá dầu lao dốc,  Fed  chấm dứt chính sách kích thích tiền tệ và khiến chi phí huy động vốn của các doanh nghiệp gia tăng, năm 2016 một lần nữa lại khiến giới đầu tư mất ngủ. Trong khi không có gì mới mẻ, những câu chuyện tưởng chừng cũ rích đó lại trở thành rắc rối, đặc biệt là khi những đệm đỡ như mức giá trị vốn hóa và các ngân hàng trung ương đều đang quay lưng lại với đầu cơ giá lên. Đó là kết quả của động thái ồ ạt tháo chạy khỏi rủi ro thị trường. Ngay những ngày đầu năm 2016, một loạt công ty tài chính phố Wall từ Citigroup cho đến Royal Bank Cana

Cổ phiếu Apple – "món hời" hay "cái bẫy"?

Các chuyên gia dự báo, Apple sẽ có một năm tài chính 2016 đáng buồn. Hôm qua (07/01/2016), cổ phiếu  Apple  lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014 rơi xuống dưới ngưỡng 100 USD, làm rấy lên một cuộc tranh luận về giá trị thực của Apple. Liệu cổ phiếu Apple có đang bị đánh giá cao trong khi tiếp tục có nhiều dự báo xấu về tốc độ tăng trưởng của năm 2016? Hè năm ngoái, chuyên gia tài chính Andy Hargreaves thuộc Pacific Securities dự báo phân khúc sản phẩm  iPhone  của Apple có khả năng lao dốc vào năm tài chính 2016. Trong lời nhắn gửi đến các nhà đầu tư, ông viết “Điều đó cũng tốt thôi”. Dòng điện thoại iPhone mới nhất là iPhone 6S và 6S Plus gia nhập vào thị trường hồi tháng 9 được đánh giá có nhiều cải tiến nhưng về thiết kế sản phẩm vẫn chưa thay đổi nhiều. Ngoài ra, số lượng iPhone được mua vào tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh, khiến khó có thể so sánh 2016 với 2015. Theo tạp chí WSJ, Apple vừa cắt giảm số lượng đơn hàng sản xuất iPhone từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Tin tức